Coinbase chật vật với “bão fud” liên tục

Có thể nói đây là khoản thời gian đối với sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase khi “liên hoàn fud” ập đến. Có thể thấy rằng sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất Hoa Kỳ Coinbase đang lâm vào giai đoạn “khủng hoảng” trong hoạt động kinh doanh.

Coinbase
Coinbase

Hoạt động kinh doanh ngày một đi xuống

Hồi quý 1, báo cáo thu nhập quý của Coinbase đã chứng minh sự sụt giảm rõ rệt với doanh thu ròng của sàn lao dốc 53% so với quý 04/2021. Cho đến quý 2, Coinbase vẫn không cho thấy được bất kỳ sự tiến triển nào khi báo cáo thu nhập quý 2 của Coinbase cho thấy mức lỗ lên đến 1.1 tỷ USD.

Đây là quý thua lỗ thứ hai liên tiếp đối với công ty tiền điện tử và là khoản lỗ lớn nhất kể từ khi công ty này niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq (Nasdaq) vào tháng 4 năm 2021. 

Công ty cho biết quý 2 là một quý khó khăn với khối lượng giao dịch giảm 30% và doanh thu giao dịch giảm 35% . Cả hai chỉ số đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hoạt động của khách hàng và thị trường, được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Coinbase liên tục bị kiện và SEC vào cuộc điều tra

Gần đây, Coinbase càng chật vật hơn khi phải đối mặt với các vụ kiện tập thể trong bối cảnh SEC đã vào cuộc điều tra về cáo buộc rằng họ đã niêm yết chứng khoán chưa đăng ký trên nền tảng của mình.

Vào ngày 4 tháng 8, hai công ty luật có trụ sở tại New York là Bragar Eagel & Squire và Pomerantz LLP đã đệ đơn kiện tập thể chống lại Coinbase Global tại Tòa án Quận New Jersey của Hoa Kỳ.

Đơn kiện đã cáo buộc rằng rằng sàn giao dịch đã lừa dối công chúng về các hoạt động kinh doanh và chính sách tuân thủ của mình, liên quan đến các yêu cầu bồi thường đối với tài sản của khách hàng trong trường hợp phá sản và các vấn đề giao dịch chứng khoán chưa đăng ký.

Cụ thể, Coinbase được cho là đã cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ về việc lưu ký tài sản của khách hàng và các vấn đề liên quan đến chứng khoán kinh doanh.

Các công ty luật đã khởi xướng vụ kiện thay mặt cho tất cả các bên, những người đã mua lại cổ phiếu của Coinbase trong khoảng thời gian từ ngày 14 tháng 4 năm 2021 đến ngày 26 tháng 7 năm 2022, nhằm tìm cách khắc phục thiệt hại do các tuyên bố bị cáo buộc gây hiểu lầm của Coinbase.

Và mọi chuyện được đẩy lên đỉnh điểm với vụ việc Cựu Giám đốc Sản phẩm Coinbase bị bắt vì giao dịch nội gián, cả Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) lẫn Uỷ ban giao dịch hàng hoá tương lai (CFTC) đều đồng loạt đánh tiếng điều tra Coinbase bởi những cáo buộc trên.

Chưa dừng lại ở đó, mới đây Coinbase lại tiếp tục phải đối mặt với một vụ kiện 5 triệu USD vì lỗi bảo mật. Một khách hàng của Coinbase đang kiện sàn giao dịch có trụ sở tại San Francisco với số tiền 5 triệu USD vì không đảm bảo an toàn đúng cách cho tài khoản của khách hàng và “lách luật” chứng khoán liên bang, trong số các cáo buộc khác.

Đơn kiện được đệ trình vào tuần trước và đại diện cho hơn 100 người, tuyên bố rằng sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất ở Mỹ đã khóa người dùng khỏi tài khoản của họ trong một thời gian dài — gây thiệt hại đáng kể cho họ về mặt tài chính.

Đơn kiện được nộp tại Tòa án Quận phía Bắc của Georgia, nguyên đơn George Kattula cũng cáo buộc rằng Coinbase không thừa nhận các tài sản tiền điện tử trên nền tảng của nó là chứng khoán chưa niêm yết.

“Trái ngược với những tuyên bố của mình, Coinbase không áp dụng đúng các thông lệ tiêu chuẩn để giữ an toàn cho tài khoản của người tiêu dùng,” đơn kiện viết.

Ngoài ra đơn kiện cũng cáo buộc Coinbase đã khóa tài khoản của dùng một cách vô lý, ngăn chặn, gây khó khăn người tiêu dùng truy cập vào tài sản của chính họ.

Các nguyên đơn cho biết:

“Sự tăng trưởng người dùng của Coinbase đã vượt xa khả năng cung cấp các dịch vụ tài khoản và biện pháp bảo vệ mà nó hứa hẹn cho người tiêu dùng,” đơn kiện cho biết thêm. 

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button

You cannot copy content of this page

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x

Phát hiện Adblock đang bật

Xin vui lòng tắt Adblock của bạn hoặc thêm website chúng tôi vào whitelist để bạn có thể tiếp tục xem nội dung.