USDT mới là một mối lo ngại lớn cho tiền điện tử
USDT là một Stablecoin do Tether Holdings Ltd phát hành, cho đến ngày nay nó vẫn là Stablecoin có vốn hóa lớn nhất, với 66 tỷ đô la. Đối thủ gần nhất của nó là USDC của Circle, với tổng cung lưu hành khoảng 42 tỷ đô la. Trong khi đó, Bitcoin và Ethereum là những loại tiền điện tử duy nhất vượt qua Tether về giá trị thị trường.
USDT có thể được dùng trong giao dịch với hơn 4.000 loại Bitcoin khác nhau trên các sàn giao dịch tập trung, thậm chí con số này còn lớn hơn nếu tính cả trên các nền tảng phi tập trung. Do đó nếu USDT gặp phải các vấn đề làm giảm sức hấp dẫn hoặc mức sử dụng của nó, điều đó có thể gây ra phản ứng dây chuyền trên toàn bộ lĩnh vực và làm giảm mạnh khối lượng giao dịch.
Những lo ngại về Tether là gì?
Điều đáng lo ngại nhất là từ “gần như” trong câu tuyên bố của Tether Holdings Ltd khi phát hành USDT rằng “nó gần như luôn luôn” trị giá 1 đô la. Câu hỏi đặt ra là liệu Tether, với tư cách là nhà phát hành USDT, có đang thực sự dành đủ tài sản để giữ an toàn cho Stablecoin của mình hay không. Những câu hỏi này đã được đặt ra ngay sau khi nó được phát hành lần đầu tiên vào năm 2014, một phần là do công ty chưa bao giờ công bố loại báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Sự nghi ngờ của nhà đầu tư đã khiến công ty bắt đầu phát hành chứng thực về dự trữ của mình vào năm 2017, do công ty kế toán BDO Italia thực hiện.
Vào năm 2021, văn phòng Tổng chưởng lý New York đã cáo buộc Tether nói dối về dự trữ của mình trong quá khứ, do đó cả Tether và sàn giao dịch tiền điện tử chị em Bitfinex bị phạt 18,5 triệu đô la, trong khi một đơn cáo buộc khác của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cũng đã khiến Tether và Bitfinex trả 42,5 triệu đô la tiền phạt cùng năm đó. Cho đến nay một số cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn, bao gồm cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về việc liệu các giám đốc điều hành của Tether có lừa dối các đối tác ngân hàng của họ hay không.
Điều gì được biết và không về tài chính của Tether?
Các báo cáo chứng thực không phải là kiểm toán thực tế. Điều đó có nghĩa là mặc dù các báo cáo của Tether cho biết họ có khoảng 82% dự trữ bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, nhưng không ai biết chính xác những tài sản đó được giữ ở đâu, họ đã đầu tư vào những dự án nào hoặc các chi tiết khác, từ đó dẫn đến mức độ rủi ro của tài sản đã thế chấp. Ví dụ: tỷ lệ dự trữ của Tether mà họ cho các công ty khác vay đang tăng lên theo các chứng thực nhưng lại không báo cáo rõ là ai đang vay, hoặc Tether đã tiến hành thẩm định như thế nào để đảm bảo những công ty đó có thể trả lại. Ngày 13 tháng 12 Tether tuyên bố họ có kế hoạch giảm dần các hoạt động cho vay có bảo đảm xuống 0% vào năm 2023.
Tại sao đó là một vấn đề?
Bởi vì USDT được cho là luôn có giá trị 1 đô la, các nhà đầu tư tiền điện tử mặc định đặt niềm tin vào nó . Nếu một ngày mọi người bắt đầu cảm thấy kém tin tưởng hơn vào khả năng Tether có thể đảm bảo lời hứa đó trong thời kỳ thị trường hỗn loạn, thì việc neo USDT vào đồng đô la có thể bị suy giảm.
Nếu nó gặp rắc rối, việc USDT có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn một đô la trong thời gian quá dài sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc những công ty và dự án tiền điện tử nắm giữ lượng lớn USDT dẫn đến thiệt hại sẽ vô cùng lớn .
Điển hình là từ đầu năm 2022, một số công ty lớn sụp đổ đã chứng kiến các nhà đầu tư chạy trốn sang các tài sản mà họ cho là an toàn hơn và USDT của Tether đã gánh chịu thiệt hại cho điều đó. Vào tháng 5, khi hệ sinh thái Terra sụp đổ, USDT đã giảm xuống mức thấp nhất là 95 cent do người dùng vội vã bán token USDT của họ cho các stablecoin khác hoặc chỉ muốn lấy lại đô la của họ. Và khi FTX đối mặt với nguy cơ phá sản vào tháng 11, Tether lại mất giá trong một thời gian ngắn. Với mức độ lo lắng mà các nhà đầu tư đang cảm thấy kể từ khi FTX sụp đổ, bất kỳ sự suy giảm thêm nào vào niềm tin của USDT cũng có thể sẽ ảnh hưởng lớn cả cộng đồng tiền điện tử nói chung.