Nóng: Genesis chính thức nộp đơn xin phá sản theo Chương 11

Công ty cho vay tiền điện tử Genesis chính thức nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 tại New York vào sáng sớm thứ Sáu, đánh dấu doanh nghiệp mới nhất trong ngành nộp đơn xin phá sản khi hậu quả từ sự sụp đổ của giá tiền điện tử vào năm ngoái tiếp tục lan rộng trên thị trường.

Genesis chính thức sụp đổ

Cụ thể trong ngày 20/01/2023, Genesis Global Holdco (GGH), đóng vai trò công ty mẹ và hai công ty con kinh doanh cho vay là Genesis Global Capital (GGC) và Genesis Asia Pacific (GAP), đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ tại Tòa án Phá sản Quận Nam New York.

Xem thêm: “Ông lớn” Genesis Global tạm dừng rút tiền sau cú sụp FTX

Việc nộp đơn phá sản theo Chương 11 dường đã được dự đoán trước sẽ xảy ra đối với Genesis, một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Tập đoàn tiền tệ kỹ thuật số (DCG), đã thua lỗ nặng kể từ tháng 6 năm ngoái và cuối cùng không thể hoạt động nữa sau sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng.

Vào tháng 1, Genesis đã sa thải khoảng 30% nhân viên trong đợt cắt giảm việc làm mới nhất. Giám đốc lâm thời Derar Islim trước đó đã gửi thư cho khách hàng nói rằng họ cần “thêm thời gian” để đưa ra giải pháp cho tình trạng khủng hoảng thanh khoản tại đơn vị cho vay. 

Theo hồ sơ phá sản ước tính công ty có tài sản từ 1 tỷ đến 10 tỷ đô la và khoản nợ từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD, với hơn 100.000 chủ nợ ước tính.

Hiện tại, các chủ nợ lớn nhất Genesis được tiết lộ trong hồ sơ đệ trình bao gồm nhiều công ty nổi tiếng trong ngành công nghiệp tiền mã hóa, có thể kể đến như sàn Gemini (765 triệu USD), quỹ đầu tư Mirama của sàn Bybit (151 triệu USD), dự án Decentraland (55 triệu USD), quỹ đầu tư VanEck (53 triệu USD), nhà tạo lập thị trường Cumberland (18 triệu USD) và tổ chức phát triển blockchain XLM Stellar Foundation (13 triệu USD). Ngoài ra còn có 2 chủ nợ lớn khác với giá trị là 462,2 triệu USD và 230 triệu USD hiện bị giấu tên.

Tổng lại, khoản nợ của công ty với chỉ riêng 50 chủ nợ lớn nhất đã là 3,5 tỷ USD.

Kế hoạch sau khi Genesis phá sản

Kế hoạch sau khi Genesis phá sản là sử dụng các quy trình thuộc Chương 11 để cố gắng bán giải chấp tài sản hoặc huy động tiền mặt để trả nợ. Các chủ nợ sẽ không còn sở hữu công ty, công ty cũng sẽ được tái cấu trúc. Công ty dự định sử dụng 150 triệu đô la tiền mặt để tài trợ cho chính mình trong trường hợp phá sản. Chương 11 cho phép công ty tiếp tục hoạt động trong khi cố gắng tìm mọi cách để trả nợ cho các chủ nợ. 

Thêm vào đó, công ty mẹ Digital Currency Group đã đàm phán bí mật với nhiều nhóm chủ nợ khác nhau trong bối cảnh khủng hoảng thanh khoản. Genesis đã cảnh báo rằng có thể phá sản nếu không huy động được tiền mặt. 

Genesis Global Trading và các đơn vị khác liên quan đến các công cụ phái sinh và giao dịch giao ngay và các doanh nghiệp lưu ký không phải là một phần của hồ sơ phá sản. 

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button

You cannot copy content of this page

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x

Phát hiện Adblock đang bật

Xin vui lòng tắt Adblock của bạn hoặc thêm website chúng tôi vào whitelist để bạn có thể tiếp tục xem nội dung.