Ethereum là gì? Chi tiết về ETH từ A-Z cho người mới
Nếu như là một người mới bước chân vào thị trường, chắc chắn anh em không thể nào không nghe đến những cái tên Bitcoin và Ethereum. Vậy thì Ethereum là gì mà lại có thể xếp gần bằng ông vua Bitcoin của chúng ta đến vậy?
Trong bài này, mời anh em cùng CoinistAZ tìm hiểu về Ethereum – đồng coin xếp thứ 2, chỉ sau Bitcoin về vốn hóa thị trường. Cùng xem điều gì đã tạo nên sự đặc biệt của Ethereum nhé, mình đã cố gắng sắp xếp bài này một cách trực quan, dễ hiểu nhất để ngay cả các bạn mới vào thị trường cũng nắm được nè!
Ethereum là gì?
Ethereum (ETH) – được giới thiệu vào cuối năm 2013 bởi Vitalik Buterin, với mong muốn tạo ra một loại coin khắc phục những điểm chưa tốt của Bitcoin. Ethereum là nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) có khả năng thực thi hợp đồng thông minh (Smart Contract) – tức là điều khoản được ghi trong hợp đồng sẽ được thực thi một cách tự động khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn, không ai có thể can thiệp vào. Tên miền chính thức của Ethereum là https://ethereum.org/.
Ethereum có thể thực hiện các giao dịch, hợp đồng mạng ngang hàng thông qua đơn vị tiền điện tử là Ether (ETH).
Ethereum được sử dụng để làm gì?
Nhiều người coi Ethereum như một kho lưu trữ giá trị, tương tự như Bitcoin. Mặt khác, Ethereum có thể lập trình được nhiều hơn, vì vậy có thể làm nhiều việc hơn với Ether. Nó được sử dụng như một thành phần quan trọng cho các ứng dụng phân cấp tài chính, thị trường phân cấp, trao đổi, trò chơi,…
Ethereum được đánh giá là một nền tảng ứng dụng hữu ích và tự tạo ra hệ sinh thái tài chính phân tán cho riêng mình, cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps) và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs). Trong đó:
- Các ứng dụng phi tập trung (DApps – Decentralized Application) là các phần mềm được triển khai độc lập, không nằm trên một máy chủ duy nhất mà được lưu trữ một cách phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung và có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.
- Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs – Decentralized Autonomous Organizations) là một tổ chức được vận hành bởi các thành viên dựa trên một bộ quy tắc được mã hóa bằng code. Tất cả các thành viên đều có quyền biểu quyết các quyết định quan trọng của DAOs. Đổi lại, các thành viên tham gia DAOs phải có phần thưởng khi tham gia vận hành DAOs.
Cách Ethereum bắt đầu hành trình của mình
Vào tháng 11/2013, Vitalik lần đầu tiên chia sẻ bản whitepaper phác thảo của Ethereum. Chỉ có vài chục người có quyền truy cập và đọc trước bản phác thảo này. Sau đó họ đưa ra những phản hồi, giúp cho Vitalik có thể hoàn thiện bản whitepaper cho Ethereum.
Vào năm 2014, Buterin cùng đồng sáng lập khác của Ethereum đã triển khai chiến dịch gây quỹ, họ bán đi Ether đổi lấy vốn thực hiện hóa tầm nhìn của họ, tổng vốn gọi được hơn 18 triệu USD.
Kể từ đó, hàng ngàn nhà phát triển đã cùng nhau chung tay góp sức, tạo hiệu ứng tạo hiệu ứng quả cầu tuyết giúp Ethereum phát triển với vị trí thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ xếp sau Bitcoin.
Ethereum vận hành như thế nào?
Ethereum như một nền tảng phần mềm mở hoạt động trên công nghệ Blockchain, được lưu trữ ở nhiều máy tính trên khắp thế giới. Ưu điểm này giúp Ethereum trở nên phi tập trung.
Về cơ bản, Blockchain của Ethereum cũng tương tự như các Blockchain khác, nó được cấu thành bởi mạng lưới các máy tính hay còn gọi là Nodes.
Để tham gia vào mạng lưới, các nodes cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity,…
Khi cài đặt Ethereum Client, đồng nghĩa với việc các nodes sẽ phải chạy một chương trình máy ảo là Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract (hợp đồng thông minh).
Khi các nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng phi tập trung (dapps) trên Ethereum, họ cần phải triển khai các smart contract thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity.
Ethereum không được kiểm soát bởi bất kỳ bên thứ ba hoặc tổ chức nào. Thay vào đó, chúng được kiểm soát bằng mã. Một số phần kết hợp với nhau để đảm bảo rằng Ethereum đang hoạt động tương ứng.
- Hợp đồng thông minh: Toàn bộ điểm của Ethereum là có một hệ thống không được kiểm soát bởi bên thứ ba mà bằng các mã được tạo ra bởi các hợp đồng thông minh . Hợp đồng thông minh được tự động thực hiện khi một số điều kiện đã nêu được đáp ứng mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ cơ quan bên ngoài nào. Bitcoin cũng hỗ trợ các hợp đồng thông minh cơ bản, nhưng các ứng dụng của nó bị hạn chế khi so sánh với Ethereum. Một số nhà phát triển và nhà nghiên cứu đã chỉ trích các hợp đồng thông minh rằng những hợp đồng này sẽ mở ra khả năng xuất hiện các lỗ hổng bảo mật.
- Ethereum Blockchain: Đây là nơi lưu trữ lịch sử của tất cả các hợp đồng thông minh đã thực thi. Hàng trăm nodes từ khắp nơi trên thế giới lưu trữ một bản sao của toàn bộ chuỗi khối. Hàng nghìn máy tính xử lý một hợp đồng thông minh bất cứ khi nào nó được thực thi để đảm bảo rằng tất cả các quy tắc đã nêu đều được tuân thủ. Các nodes không chỉ lưu trữ chi tiết giao dịch mà còn lưu trữ được các tài khoản, mã hợp đồng thông minh, trạng thái hợp đồng thông minh. Tất cả các nodes tuân theo cùng một bộ quy tắc để xác minh giao dịch và chúng đều được kết nối với nhau.
- Máy ảo Ethereum (EVM): Máy ảo Ethereum thực thi các hợp đồng thông minh. Nó giúp dịch hợp đồng thông minh được viết bằng máy tính ngôn ngữ không thể đọc sang ngôn ngữ mà chúng có thể đọc được. EVM có thể thực thi ít nhất 140 mã khác nhau.
- Ether: Ether là tiền điện tử gốc của Ethereum. Ether được lưu trữ trong các tài khoản và có hai loại tài khoản. Các tài khoản thuộc sở hữu bên ngoài được sử dụng để giữ và gửi Ether bởi người dùng và tài khoản Hợp đồng là tài khoản giữ các hợp đồng thông minh.
- Proof-of-Work: Khi một khối giao dịch được tạo, các thợ đào sẽ giải các phương trình và tính giá trị chính xác của khối, sẽ tạo ra các giá trị cho đến khi họ nhận được nó. Giá trị băm sau đó sẽ được gửi qua mạng để các nodes xác minh khi người khai thác tìm thấy nó. Nếu nó được xác thực, người khai thác sẽ nhận được Ether như một loại phần thưởng. Quá trình này sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như là thời gian hơn, đây cũng chính là một trong những điểm yếu của Ethereum. Tuy nhiên, có một kế hoạch chuyển sang một thuật toán mới được gọi là Proof-of-stake (bằng chứng cổ phần) – The Merge, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2022, được cho là sẽ tiêu thụ ít năng lượng tính toán và thời gian hơn so với Proof-of-Work, dẫn đến một tốc độ nhanh hơn.
Các trường hợp sử dụng Ethereum
Tài chính phi tập trung (DeFi)
Ethereum hiện là nền tảng có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhất, bao gồm:
- Stablecoin: Hiểu đơn giản đây là các loại tiền điện tử được thiết kế để giảm thiểu tác động của biến động giá. Tiền điện tử được hỗ trợ bởi tiền tệ (fiat) là loại tiền phổ biến nhất và là loại stablecoin đầu tiên trên thị trường.
- Các loại ví: Các ví lưu trữ tiền điện tử phổ biến như: Coinbase Wallet, Huobi Wallet, MyEtherWallet, Trust Wallet
- Ngoài ra có thể kể đến các ứng dụng khác của Ethereum với DeFi như: Cho vay, đầu tư, Thanh toán, bảo hiểm, thị trường dự đoán,…
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
Hình thức trao đổi phi tập trung có thể kể đến như: Uniswap, Sushiswap…
Ứng dụng phi tập trung (dApp)
dApps trên Ethereum là các ứng dụng web được hỗ trợ bởi các hợp đồng thông minh. Thay vì sử dụng máy chủ hoặc cơ sở dữ liệu tập trung, các ứng dụng này sẽ dựa vào blockchain làm phần phụ trợ cho toán học logic và lưu trữ chương trình. Điều này dẫn đến việc ra đời của vô số ứng dụng tiềm năng. Bất kỳ ai cũng có thể tự triển khai một bản sao và tự do kết nối nó với mạng Ethereum công cộng.
Điểm khác biệt chính giữa Ethereum và Bitcoin là gì?
Bitcoin và Ethereum tương đối giống nhau vì được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai đồng tiền điện tử này là mục đích sử dụng và công nghệ cốt lõi của chúng.
Với Ethereum, đồng tiền này được tạo ra để trở thành một nền tảng cho việc phát triển Smart Contract và các dApps .
Còn mục đích sử dụng của Bitcoin là trở thành một loại tiền tệ, một phương thức thanh toán và nơi lưu giữ giá trị.
Trong khi Bitcoin chỉ có thể đào được 21 triệu BTC, còn ETH có thể đào được vô tận.
Ngoài ra, nên tảng Ethereum cũng có những ưu điểm hơn so với Bitcoin như:
- Tốc độ giao dịch nhanh hơn Bitcoin
- Phí giao dịch rẻ hơn Bitcoin
Cách sở hữu ETH
Hiện tại các nhà đầu tư có thể sở hữu ETH thông qua các cách sau:
- Đào coin
- Mua bán, giao dịch
Đào ETH
Cũng như đào Bitcoin, nếu bạn đang tìm kiếm lợi nhuận từ việc khai thác, có thể bạn sẽ cần đến một giàn khoan khai thác tùy chỉnh và tiếp cận với nguồn điện giá rẻ. Quá trình khai thác Ethereum rất tốn thời gian, đòi hỏi thiết bị phải vận hành lâu. Khả năng tiêu tốn điện năng là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, bạn cần thiết lập ví Ethereum và định cấu hình phần mềm khai thác để sử dụng. Tất cả điều này đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể về thời gian và tiền bạc, vì vậy bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện.
Mua ETH
Hiện nay, ETH đã có thể được sở hữu bằng một cách dễ hơn đó là giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa như:
- Binance
- Huobi
- ByBit
- Kucoin
Kết luận
CoinistAZ vừa cung cấp cho anh em tất tần tật từ A-Z thông tin về Ethereum. Hy vọng qua bài viết trên anh em đã phần nào hiểu hơn về Ethereum nhé. Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết sau!
Lưu ý: những thông tin, kiến thức được cung cấp bởi CoinistAZ chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra bất kì quyết định đầu tư cá nhân nào.