Tornado Cash: bảo vệ quyền riêng tư hay tiếp tay cho tội phạm an ninh mạng?

Hôm 08/08/2022 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra một quyết định trừng phạt đặc biệt đối với Tornado Cash – một nền tảng cho phép người dùng bảo vệ quyền riêng tư khi giao dịch trên blockchain Ethereum – do liên quan tới những cáo buộc về việc tiếp tay cho các hoạt động rửa tiền từ năm 2019. Điều đó có nghĩa là tài sản của bất kì công dân và tổ chức nào ở Mỹ nằm trên nền tảng này cũng bị buộc phải đóng băng và báo cáo về cho Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc (OFAC).

Điều này đã làm dấy lên hàng loạt các câu hỏi trong cộng đồng DeFi hiện nay, liệu rằng DeFi có còn mang tính chất “phi tập trung” của mình không khi các nền tảng cũng như chính phủ đã tham gia kiểm soát tài sản của người dùng quá nhiều?

Tornado Cash là gì?
Tornado Cash là gì?

Sơ lược về Tornado Cash là gì?

Ẩn danh là một trong những tính năng được mọi người nhắc đến nhiều nhất khi sử dụng tiền điện tử. Mặc dù không thể biết ai là chủ nhân phía sau của những ví tiền điện tử chứa hàng triệu đô nếu chỉ sử dụng các công cụ scan blockchain, nhưng việc di chuyển và lưu trữ tiền điện tử luôn để lại các dấu vết không thể xóa bỏ. Bất kì ai cũng  có thể lần theo dấu vết các giao dịch này đến tận cùng.

Và chính lúc này đây, chúng ta sẽ cần đến Tornado Cash để đáp ứng nhu cầu về các giao dịch ẩn danh như vậy.

Tornado Cash là giao thức giúp thực hiện các giao dịch một cách riêng tư trên mạng lưới của Ethereum.

Tornado Cash hoạt động như thế nào?

Tornado tạo ra sự ẩn danh của giao dịch bằng cách loại bỏ sự liên kết giữa địa chỉ người gửi và địa chỉ người nhận. Hợp đồng thông minh của Tornado cho phép một địa chỉ có thể rút được lượng tiền gửi từ một địa chỉ khác.

Giống như tất cả các ứng dụng phi tập trung khác, Tornado được thiết kế để thực sự trở thành một ứng dụng phi tập trung hoàn toàn.

  • Smart contract của Tornado Cash đã được audit, và hoạt động mà không xảy ra bất kì lỗi nghiêm trọng nào trong vòng hơn 1 năm.
  • Smart contract đã được re ounceship tức là không ai có thể thay đổi được.
  • Giao diện được host thông qua giao thức phân cấp IPFS, ( tức là ai cũng có thể lưu trữ giao diện để sử dụng dapp.)

DeFi có còn thật sự “phi tập trung”?

Bắt đầu từ Circle, công ty đứng đằng sau một trong những stablecoin có thị phần lớn nhất trong thị trường crypto – USDC, đã có động thái đóng băng 75,000 USDC thuộc về những người dùng Tornado Cash cũng như 149 USDC đã được quyên góp cho nền tảng này.

Tiếp nối bước chân của Circle, những dự án về cơ sở hạ tầng như Infura, Alchemy và các sàn DEX như dYdX, Balancer, hay Uniswap cũng lần lượt ra thông báo chặn người dùng tiếp cận với Tornado Cash.

Đáng chú ý, để đáp trả lại hành động tuân thủ luật pháp của Circle, MakerDAO, dự án đứng đằng sau algorithmic stablecoin DAI, đã “úp mở” về việc bán số USDC đang làm tài sản dự trữ cho DAI để mua lại ETH. Hành động này của MakerDAO đã dấy lên khá nhiều tranh cãi, bởi nó có thể gián tiếp đẩy DAI vào vết xe đổ của LUNA-UST cách đây không lâu: giá của ETH có thể sẽ giảm mạnh, và giá trị tài sản thế chấp cho DAI cũng bị kéo xuống theo, buộc Maker phải bán ETH để neo giá cho DAI, và như vậy sẽ càng làm giá ETH bị giảm.

Theo dữ liệu trên Defi Llama, trong một tuần qua, vốn hóa thị trường của USDC đã giảm khoảng 1.02%, DAI giảm khoảng 2.85% trong khi USDT lại có cú tăng thêm 0.85%.

Ngoài ra, cho đến ngày 10/08, một cá nhân thuộc đội ngũ phát triển Tornado Cash là Alexey Pertsev đã bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ.

Cộng đồng crypto trên Twitter đã dậy sóng sau quyết định này, bởi họ xem đây là một hành động đi ngược lại với quyền tự do trong một xã hội dân chủ.

Ta có thể thấy đâu đó đã bắt đầu len lỏi có sự can thiệp của hệ thống pháp luật vào quá trình hoạt động của tiền mã hóa, liệu không gian DeFi có còn thật sự “phi tập trung”?

Bảo vệ danh tính hay tiếp tay cho tội phạm?

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận tính chất “phi tập trung” và ẩn danh của không gian DeFi vẫn còn tiềm tàng đâu đó những lỗ hổng dễ dàng bị khai thác bởi các tin tặc. Rõ ràng Tornado Cash không có ý định đồng lõa với tội phạm, họ chỉ mong muốn tạo nên những nền tảng có thể bảo vệ sự riêng tư của người dùng, một nhu cầu vô cùng chính đáng của bất cứ ai.

Nhưng chính sự tồn tại của Tornado Cash đã vô tình tạo ra một lối thoát thân an toàn cho những tên tội phạm mạng với những đồng tiền bất hợp pháp mà chúng kiếm được. Theo thống kê từ REKT Database, cho tới nay đã có gần 3.000 vụ tấn công và lừa đảo trong crypto với tổng thiệt hại lên đến hơn 60 tỷ USD – xấp xỉ vốn hóa của một đồng coin đứng thứ ba thị trường – một con số không hề nhỏ. Và mặc dù tin tặc có hoàn trả lại tuy nhiên số lượng tiền được hoàn trả lại là không nhiều, chỉ chiếm khoảng hơn 5% số tiền bị đánh cắp.

image 13

Thống kê số tiền bị thiệt hại từ các vụ tấn công trong ngành tiền mã hóa, theo REKT Database

Có lẽ, đã đến lúc cộng đồng tiền mã hóa cần đặt câu hỏi về vai trò và tầm quan trọng của tính phi tập trung và tự do tài chính đối với sự công bằng và bình đẳng của tất cả các cá nhân tham gia thị trường này. 

Ngoài ra, cộng đồng cũng cần phải chung tay góp sức, để tạo nên một không gian DeFi đúng với tính chất của nó, an toàn – bảo mật – minh bạch.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button

You cannot copy content of this page

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x

Phát hiện Adblock đang bật

Xin vui lòng tắt Adblock của bạn hoặc thêm website chúng tôi vào whitelist để bạn có thể tiếp tục xem nội dung.