DeFi là gì? Tiềm năng của DeFi mới nhất

Từ giữ năm 2019, không gian DeFi đã nổi lên như những lựa chọn thay thế cho hệ sinh thái ngân hàng truyền thống đang phát triển ngày một chậm lại. Nhiều giải pháp của DeFi rất mới lạ và có thể mang lại mức lợi nhuận cao hơn thị trường tài chính tập trung. DeFi được ví như một cuộc cách mạng, mở ra hướng đi mới cho toàn bộ lĩnh vực này trên toàn cầu.

Tuy nhiên cụ thể DeFi là gì? Tiềm năng và rủi ro của DeFi ra sao? Thì chưa có nhiều nhà đầu tư hiểu rõ về khái niệm này. Hôm nay CoinistAZ sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu DeFi là gì nhé!

DeFi là gì? Sơ lược về DeFi và CeFi

DeFi – tài chính phi tập trung

Có thể nói Bitcoin (BTC) là sự bắt đầu của thế giới tài chính mở, mang đến những giá trị trụ cột của việc phi tập trung hóa. DeFi chính là là sự cụ thể hóa các giá trị đó bằng cách bổ sung thêm các tính năng và ứng dụng thực tiễn.

DeFi là gì? Tiềm năng của DeFi mới nhất
DeFi là gì? Tiềm năng của DeFi mới nhất

DeFi là viết tắt của tài chính phi tập trung, DeFi đề cập đến một hệ sinh thái các ứng dụng tài chính được xây dựng trên mạng blockchain. DeFi sử dụng tiền điện tử và hợp đồng thông minh để cung cấp các dịch vụ tài chính minh bạch và có thể hoạt động mà không cần sự can thiệp hay quản lý của bất kì bên thứ 3 nào. DeFi là dành cho tất cả mọi người miễn là họ có ví tiền điện tử và một số loại tiền điện tử.

Ngoài ra, hầu hết các hệ sinh thái DeFi đều có đơn vị tiền tệ riêng và cung cấp nguồn cấp dữ liệu cho mạng lưới người dùng blockchain duy nhất.

Nói một cách dễ hiểu, DeFi sử dụng sức mạnh của blockchain được phi tập trungminh bạch để tạo ra nguồn tài chính mở mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập và sử dụng mọi lúc, mọi nơi mà không bị chi phối bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào.

Trong DeFi luôn đi kèm với “non-custodial”, tức là không uỷ thác. Cũng nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà chúng ta thường gọi nó là Open Finance hay tài chính mở.

Các tính chất của DeFi:

  • Tính phi tập trung – Decentralized.
  • Không cần sự cho phép – Permissionless.
  • Không cần đặt sự tin tưởng mà vẫn đảm bảo an toàn – Trustless.
  • Tính minh bạch – Transparent.
  • Không cần ủy thác – Self-Custody.

CeFi – tài chính tập trung

Khác với DeFi, CeFi tài chính tập trung, nơi các thành phần như tổ chức, thị trường thương mại hoặc công cụ được quản lý tập trung. Không giống như DeFi, CeFi luôn đi kèm với các thuật ngữ “custodial” hoặc “ủy thác”. nghĩa là các tài sản, sản phẩm và dịch vụ tài chính được ủy thác cho một tổ chức.

DeFi vs CeFi
DeFi vs CeFi

Trong CeFi, tất cả các thành phần trên đều hoạt động và tương tác với nhau thông qua các bên thứ ba. Các hoạt động có thể là tiết kiệm, tín dụng, cho vay, giao dịch, giao dịch, chuyển tiền, nợ lương, thanh toán hóa đơn, v.v.

image 26
Một số hình thức cơ bản trong thị trường CeFi truyền thống

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tài sản cũng như là thông tin của người dùng sẽ bị kiểm soát bởi một bên thứ 3. Ưu điểm của CeFi là sự quen thuộc, gần gũi, dễ sự dụng khi đã tồn tại trong thị trường tài chính lâu năm. Mặt khác, các bên thứ 3 này sẽ có quyền thao túng đối với thông tin và tài sản của người dùng.

Trong thị trường tiền mã hóa, cũng có một phần nhỏ các dự án mang tính chất CeFi bao gồm:

  • Sàn giao dịch tập trung: Binance, Huobi, Coinbase, OKX…
  • Giao thức cho vay: BlockFi, Celsius…
  • Stablecoin: USDT, USDC…
image 27

Tầm quan trọng và tiềm năng của DeFi

DeFi có tiềm năng tạo ra một thị trường dữ liệu tài chính mở, tự do, công bằng, minh bạch và dễ tiếp cận cho bất kỳ ai có quyền truy cập internet. Ngoài ra, dữ liệu trên blockchain có khả năng chống giả mạo, an toàn và hoàn toàn có thể xác minh được. Người dùng có thể duy trì toàn quyền kiểm soát đối với
tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái DeFi thông qua các ứng dụng ngang hàng (P2P), ứng dụng phi tập trung (DApps).

Lợi ích của DeFi

Nhanh và tiện lợi

Người dùng có thể thực hiện các giao dịch và di chuyển tài sản của họ đến bất cứ đâu mà họ muốn mà không cần phải đợi chuyển khoản ngân hàng hoặc trả phí ngân hàng thông thường. Hơn nữa, các giao dịch diễn ra trong thời gian thực và lãi suất được cập nhật nhiều lần sau vài phút.

DeFi giúp cho các dịch vụ tài chính trở nên dễ tiếp cận hơn với người dùng, bất kỳ ai có ví tiền mã hoá và kết nối internet đều có thể truy cập các dịch vụ DeFi.

Tính minh bạch 

Nhờ công nghệ blockchain, dữ liệu DeFi được cung cấp chức năng chống giả mạo, an toàn và có thể kiểm tra được. Mọi giao dịch trên blockchain có thể được nhìn thấy và xác minh một cách dễ dàng.

Người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát đối với tài sản của họ, mọi lúc trong hệ sinh thái thông qua ví tiền mã hoá không lưu ký hoặc lưu ký hoặc thông qua ký quỹ dựa trên hợp đồng thông minh

Các thành phần chính của DeFi

Sàn giao dịch phi tập trung – Decentralized Exchanges (DEX)

DEX các sàn giao dịch tiền điện tử được xây dựng và vận hành theo mô hình phi tập trung trên nền tảng Blockchain.

DEX và cho phép các giao dịch mua và bán được thực hiện ngang hàng, nhanh chóng và minh bạch trên mạng blockchain mà không cần thông qua các bên trung gian thứ 3.

DEXs được xây dựng nhiều trên nền tảng blockchain riêng biệt, có khả năng tương thích với nền tảng công nghệ. Ví dụ nếu DEXs dựa vào công nghệ blockchain của Ethereum thì sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch tài sản trên Ethereum – như ERC-20 token. 

Một số nền tảng giao dịch phi tập trung nổi bật: Sushiswap (SUSHI), Uniswap (UNI), 1Inch, Balancer (BAL), Curve (CRV).

Ví non-custodial

Ví non-custodial là một loại phần mềm trên máy tính hoặc điện thoại cho phép lưu trữ tài sản tiền điện tử, cung cấp cho người dùng toàn quyền kiểm soát của họ bằng khóa cá nhân (private key) hoặc cụm mật khẩu (seed phrase) được liên kết với ví có tài sản.

Với ví non-custodial, không một ai (kể cả nhà cung cấp ví) có quyền đóng băng, truy cập hay giao dịch tài sản của người dùng ngoại trừ chính người dùng. Ví non-custodial chỉ cung cấp cho người dùng một giao diện để tương tác trực tiếp với tài sản được lưu trữ on-chain trên Blockchain.

Một số ứng dụng ví non-custodial nổi bật: Coin98, MetaMask, Trust Wallet

dApps – ứng dụng phi tập trung

Dapp (Decentralized Application) là những ứng dụng phi tập trung, được xây dựng trên mạng lưới phi tập trung có hỗ trợ Smart Contract (hợp đồng thông minh) và giao diện Frontend cho người dùng. Các ứng dụng này sẽ tập trung giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực nào đó.

Nhìn chung, Dapp khá giống với các ứng dụng hoặc các App trên điện thoại thông minh, nhưng có một điểm khác biệt là chúng được vận hành một cách phi tập trung trên Blockchain.

Với tinh năng bổ sung bởi công nghệ Blockchain sẽ trao quyền sở hữu dữ liệu cá nhân cho người dùng mà không phải tổ chức nào khác.

Tổng quan, Dapp giống như một sự phát triển nâng cấp của các App thông thường, có thể cung cấp mạng xã hội, trò chơi, giải trí nhưng cũng có thể tạo cho người dùng tiếp cận thị trường tài chính phi tập trung như DeFi: Lending & Borrowing, Staking, Trading,….

Oracle

Trong không gian Blockchain, có thể hiểu Oracle là nguồn cấp dữ liệu, cho phép các dịch vụ của bên thứ ba cung cấp cho các hợp đồng thông minh những thông tin bên ngoài thế giới thực vào trong thế giới blockchain.

Các blockchain và hợp đồng thông minh không thể truy cập dữ liệu bên ngoài blockchain. Tuy nhiên, một số thỏa thuận hợp đồng yêu cầu phải có thông tin liên quan từ thế giới bên ngoài để thực thi các thỏa thuận đó.

Đây là lúc cần đến các oracle, vì chúng cung cấp một liên kết giữa dữ liệu bên ngoài và bên trong blockchain. Các oracle có vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái blockchain vì chúng mở rộng phạm vi hoạt động của các hợp đồng thông minh. Nếu không có các oracle của blockchain, các hợp đồng thông minh sẽ có sử dụng hạn chế vì chúng chỉ có quyền truy cập vào dữ liệu từ trong mạng của chúng.

Rủi ro của DeFi là gì?

Chưa được pháp luật công nhận

Các sản phẩm DeFi và tiền điện tử vẫn chưa chính thức được kiểm soát bởi Chính phủ.  Điều này có nghĩa là khi tham gia đầu tư vào các sản phẩm DeFi, trong trường hợp có rủi ro xảy ra, các nhà đầu tư sẽ không nhận được bất kì sự bảo hộ pháp lý nào đến từ các nhà quản lý cả.

Rủi ro liên quan đến smart contract

Smart contract là một dạng chương trình phần mềm, đại diện cho các bên trung gian trong nền tài chính truyền thống như ngân hàng, tổ chức tài chính,… Nó giúp ghi lại các thoả thuận giữa các bên. Khi yêu cầu được đáp ứng, nó sẽ được thực thi tự động.

Đương nhiên, phần mềm do con người tạo ra thì cũng đồng nghĩa với việc nó có thể bị tấn công (hack) bởi con người. Hacker có thể tấn công bằng cách lợi dụng các lỗ hổng do lập trình viên “vô tình” để lại. Sau đó họ có thể thay đổi các điều khoản quy định bên trong đó. Điều này dẫn đến kết quả là toàn bộ sản phẩm DeFi đó sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây thiệt hại tài chính lên đến hàng trăm triệu USD.

Rủi ro về vấn đề tập trung hoá

Rủi ro tập trung là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi sử dụng các sản phẩm DeFi. Một trong những yếu tố góp phần lớn nhất vào rủi ro tập trung trong các sản phẩm DeFi là việc sử dụng khóa quản trị (Admin key).

Các khóa quản trị cho phép các nhà phát triển DeFi thay đổi các thông số của hệ thống của họ như lãi suất, phí, ưu đãi,… Hiểu đơn giản người nắm giữ Admin key có quyền thay đổi trật tự bên trong sản phẩm DeFi đó bất kỳ lúc nào.

Nếu điều này thực sự xảy ra thì vô tình nó đã đánh mất đi bản chất phi tập trung vốn có của blockchain. Bởi lẽ, khả năng tự do thay đổi các thông số trong smart contract có thể gây ra tổn thất tài chính cho nhà đầu tư.

Kết luận

Qua bài viết trên, CoinistAZ hy vọng bạn đã hiểu thêm được phần nào về không gian DeFi là gì. Tuy là một lĩnh vực mới, còn non trẻ nhưng không thể chối bỏ được những tiềm năng mà DeFi có thể mang lại. Ta hoàn toàn có thể tin vào tương lại của một nền tài chính mở, minh bạch và công bằng.

Lưu ý: mọi thông tin và kiến thức mà CoinistAZ tổng hợp chỉ mang tính chất tham khảo, CoinistAZ sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn.

Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button

You cannot copy content of this page

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x

Phát hiện Adblock đang bật

Xin vui lòng tắt Adblock của bạn hoặc thêm website chúng tôi vào whitelist để bạn có thể tiếp tục xem nội dung.