NFT là gì? Tiềm năng của NFT trong tương lai

Năm 2021 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong phát triển của NFT. NFT đã và dần đang ngày một chứng minh vai trò tất yếu của mình trong đời sống.

Tuy nhiên vẫn có nhiều nhà đầu tư chưa thật sự hiểu về NFT và tiềm năng mà xu hướng NFT đang nắm giữ. Trong bài viết này, mời bạn cùng CoinistAZ tìm hiểu về NFT là gì cũng như là tiềm năng của NFT để chúng ta không bị bỏ lỡ xu hướng này nhé.

NFT là gì?

NFT là thuật ngữ viết tắt của “Non-fungible token”, là một loại tiền mã hóa độc nhất, không thể thay thế bởi một NFT khác. Các NFTs thường đại diện cho một tài sản số nào đó, hoặc tài sản được token hóa từ thế giới thực. 

NFT là gì? Tiềm năng của NFT trong tương lai
NFT là gì? Tiềm năng của NFT trong tương lai

Trong đó “fungible” thường được dùng trong lĩnh vực kinh tế, có nghĩa là các đơn vị riêng lẻ của một tài sản có thể thay thế cho nhau và về cơ bản, không thể phân biệt được với nhau. Ví dụ, hai tờ 5.000 VNĐ hoàn toàn có thể hoán đổi với một tờ 10.000 VNĐ và một tờ 10.000 VNĐ lại có thể đổi với bất kỳ tờ 10.000 VNĐ nào khác. Tương tự khi mua Bitcoin, người chơi không quan tâm mình nhận được đồng nào mà chỉ nhắm đến giá trị của nó. Đây là đặc điểm bắt buộc với một tài sản hoạt động như một phương tiện trao đổi.

Hầu hết các nội dung, vật thể số trước nay đều có khả năng tái sản xuất vô hạn. Nhưng với NFT thì khác, mỗi tài sản sẽ có chữ ký số riêng biệt và vì thế nó có tính độc nhất. Mỗi token NFT được đúc có một mã định danh riêng độc nhất và thuộc về một chủ sở hữu duy nhất. Vì là tài sản số, NFT cũng thường được giao dịch bằng tiền số, nhưng đôi khi cũng sử dụng đồng USD.

Nguồn gốc NFT

Ý tưởng về NFT không phải mới. Hệ thống token (mã thông báo) chạy trên blockchain của tiền điện tử đã được thử nghiệm trong gần một thập kỷ. Vào năm 2012, Yoni Assia lần đầu công bố Colored Coin trên blockchain Bitcoin với giá chỉ một satoshi, đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin.

Mặc dù chưa phức tạp, ý tưởng của Colored Coin đã có nhiều điểm tương đồng với các NFT hiện tại, đó là sử dụng blockchain làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các tài sản, như đồ sưu tầm kỹ thuật số, phiếu giảm giá, tài sản, cổ phiếu… và nhiều hơn thế. Không may, Colored Coin ngay lập tức thất bại, bởi đơn giản Bitcoin không được tạo ra để hỗ trợ loại hình này.

nft

Mặc dù vậy, cộng đồng người chơi tiền điện tử đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của các tài sản được lưu trữ trên blockchain. Vào năm 2014, một nền tảng tài chính ngang hàng với mã nguồn mở có tên Counterparty đã được xây dựng trên nền tảng của blockchain Bitcoin, nhưng với nhiều cải tiến. Đây là một trong những nền tảng Bitcoin 2.0 đầu tiên và cũng là địa chỉ để người dùng tạo ra tiền tệ hoặc tài sản có thể giao dịch của riêng họ.

Năm 2017, một sự thay đổi lớn diễn ra ở các nền tảng token chạy trên blockchain Bitcoin. Đó là sự xuất hiện của tiêu chuẩn ERC-721, cho phép phát hành và giao dịch các tài sản trên blockchain Ethereum. Như vậy, các nền tảng bên thứ ba như Counterparty sẽ không còn cần thiết trong giao dịch các NFT. Ethereum hoàn thiện NFT và trở thành người dẫn đầu thị trường tài sản được lưu trữ trên blockchain. Đây cũng là khoảng thời gian nhiều người biết đến NFT nhờ vào game nuôi mèo ảo CryptoKitties, cho phép người chơi nuôi, giao dịch mèo ảo bằng đồng Ether.

Điểm khác nhau giữa NFT và coin?

Khi bạn nắm giữ NFT và coin, bạn đầu sở hữu hai loại tài sản trên chuỗi. Nói cách khác, NFT và coin cùng chia sẻ các đặc tính của blockchain: phi tập trung và ẩn danh. 

nft vs coin

Ngoài ra, bạn có thể lưu trữ NFT trên ví blockchain, lấy ra mua bán tương tự như coin. Thị trường NFT hiện đã phát triển với nhiều marketplace – chợ buôn bán có đủ các loại để chúng ta tìm kiếm, sưu tầm.

Giao dịch coin có sức thanh khoản tốt, nhưng 1 coin thì không có tính độc nhất. ETH trong ví tôi cũng giống y chang ETH trong ví anh, có thể khác nhau về số lượng. Ngược lại, NFT lại có tính quý hiếm độc đáo.  Mấu chốt nằm ở việc NFT không thể chia nhỏ và không thể thay thế (non-fungible) – đặc điểm tạo nên giá trị độc nhất cho nó.

Nếu đầu tư coin nhiều nét tương đồng với giao dịch Forex hay cổ phiếu, thì chơi NFT được ví như thú sưu tầm đồ cổ, đồ quý hiếm thời 4.0.

Ứng dụng của NFT trong đời sống 

NFT đã và đang được ứng dụng phổ biến nhất trong các loại nội dung số như âm nhạc, tranh ảnh hay các nội dung nghệ thuật khác. Ví dụ, khi người họa sĩ bán một bức tranh dưới dạng NFT, người mua sẽ phải trả tiền và trở thành chủ nhân của nó. Những người khác vẫn có thể xem bức tranh, nhưng chỉ người mua mới có quyền sở hữu chính thức.

ung dung nft

Công nghệ chuỗi khối và NFT tạo điều kiện cho những người sáng tạo nội dung cơ hội để kiếm tiền từ sản phẩm của họ mà không phải qua bên thứ ba, nhờ đó, họ cũng trở nên “quyền lực” hơn với sản phẩm của mình.

Game thủ có thể chơi game, chế tạo, trao đổi các vật phẩm và bán chúng; những bài hát, album đến với người nghe mà không phải qua Spotify, iTunes… điều này cho phép họ giữ được nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó, người sáng tạo cũng có thể được trả tiền bản quyền bất cứ khi nào sản phẩm của họ được bán lại cho chủ sở hữu mới.

Trong thế giới game, nếu bạn mua những vật phẩm, nhân vật dưới dạng NFT, thì bạn là chủ sở hữu độc quyền 100% của nó, không ai xâm phạm được. Kể cả nhà phát hành game cũng không thể xóa nhân vật hay vật phẩm của bạn.

Chính sự khan hiếm của các NFT làm cho giá trị của chúng có thể tăng một cách chóng mặt. Chưa có một đồng coin nào có thể tạo lợi nhuận kỷ lục 100.000% trong 3 ngày như NFT bức tranh “Trump” từ Hashmasks. 

Công nghệ blockchain cho phép thú sưu tầm 4.0 giờ đây minh bạch và thuận tiện hơn. Bạn có thể truy xuất nguồn gốc, xác nhận chủ nhân bức tranh trị giá cả tỷ đồng chỉ với vài cú click chuột đơn giản. Thậm chí lịch sử giao dịch của nó đều được ghi lại trên chuỗi. Yếu tố hàng giả hàng nhái bị loại bỏ hoàn toàn.

Hạn chế của NFT

Điểm yếu dễ thấy nhất của NFT là thanh khoản kém. Tổng khối lượng giao dịch của NFT từ trước tới nay chỉ rơi vào khoảng 300 triệu Đô. Nếu so sánh, con số này chỉ bằng 0.1% khối lượng giao dịch giao ngay của tiền mã hóa trong … 1 ngày.

Các tài sản NFT đang được định giá hoàn toàn chỉ dựa vào “niềm tin” chứ chưa có cơ chế nào phù hợp, cũng như không ai có thể đảm bảo rằng những đoạn mã token này sẽ tồn tại sau nhiều năm tới. Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về việc giá trị các NFT đang được “thổi” quá cao và cơn sốt NFT hiện tại chỉ như bong bóng đang chờ nổ.

Tương lai của NFT?

Thị trường NFT ngày càng trở nên hấp dẫn cùng với sự phát triển của công nghệ và sự phổ biến của khái niệm Vũ trụ ảo. Tại, Hội nghị Connect, Công ty Meta (Facebook) đã có đoạn video giới thiệu về Metaverse, trong đó nhắc đến NFT như một phần quan trọng của việc xây dựng vũ trụ ảo.

Hiện tại đã có nhiều nghệ sĩ cũng như thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tham gia vào không gian NFT. Như nhóm nhạc Kpop BTS đã công bố kế hoạch phát hành NFT của riêng họ. Theo đó, HYBE (công ty quản lý của BTS) sẽ phát hành thẻ ảnh của các thành viên dưới dạng NFT được bảo mật bằng blockchain, cũng như ra mắt truyện tranh, tiểu thuyết mạng và trò chơi điện tử liên quan đến BTS.

Ngoài ra, Dolce và Gabbana hay Playboy cũng bắt đầu tham gia vào cuộc đua NFT nóng hổi.

Ngoài ra, việc token hóa các tài sản trên chuỗi mở ra khả năng lưu trữ an toàn, bảo mật và hiệu quả hơn so với thú sưu tầm đồ truyền thống.

Tuy nhiên, cũng giống như tiền ảo, tương lai của NFT cần phải trải qua nhiều thời gian và quá trình trước khi được công nhận tính hợp pháp một cách chính thức.

Tính hợp pháp của NFT khiến nhiều người băn khoăn bởi chúng giao dịch trên hệ thống blockchain của tiền mã hóa, vốn vẫn chưa được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia. Việc không có cơ quan quản lý cũng khiến nó khó kiểm soát và nhiều rủi ro hơn. Bên cạnh đó, bất kì ai trên Internet đều có thể tạo ra NFT từ bất cứ thứ gì, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều token vô giá trị, khiến cho các nhà đầu nhẹ dạ dễ mất tiền.

Kết luận

Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhưng chúng ta không thể phủ nhận không gian NFT đang ngày một phát triển mạnh mẽ kéo theo nền kinh tế số dần phát triển và trở thành xu hướng tất yếu. CoinistAZ tin rằng NFT vẫn sẽ tiếp tục phát triển và khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống.

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Back to top button

You cannot copy content of this page

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x

Phát hiện Adblock đang bật

Xin vui lòng tắt Adblock của bạn hoặc thêm website chúng tôi vào whitelist để bạn có thể tiếp tục xem nội dung.